Những năm gần đây, trong giới đầu tư bất động sản Việt Nam đang nở rộ hình thức đầu tư kinh doanh shophouse. Đây là một hình thức kinh doanh mới với nhiều ưu điểm, thu hút đông đảo nhà đầu tư và khách hàng. Vậy shophouse là gì và có những ưu điểm, nhược điểm gì?
Shophouse là gì?
Shophouse hay còn gọi là nhà phố thương mại được hiểu một cách đơn giản là hình thức căn hộ dùng để ở kết hợp với cửa hàng để kinh doanh. Ngay từ cái tên đã nêu bật được ý nghĩa của nó: shop có nghĩa là cửa hàng, house có nghĩa là nhà, shophouse là nhà ở kết hợp với cửa hàng kinh doanh thương mại.
Chắc hẳn cụm từ shophouse còn khá lạ lẫm với người dân Việt Nam vì nó mới xuất hiện ở nước ta mấy năm trở lại đây. Đây là một hình thức kinh doanh phổ biến ở các nước phát triển trên khắp Châu Âu và cả Châu Á hay cụ thể hơn là ở Đông Nam Á.
Từ khi vào Việt Nam, shophouse đã gây ra một cơn sốt cho giới đầu tư bất động sản vì độ tiện ích của nó giúp mang lại lợi nhuận cao. Có thể kể đến như dự án bán, Cho thuê Shophouse Vinhomes Ba Son luôn thu hút được sự chú ý đặc biệt của khách hàng.
Ưu điểm của shophouse
– Vị trí thuận lợi
Tại các dự án chung cư cao cấp, shophouse thường được nằm ở vị trí đắc địa ngay tầng 1 của chung cư với mặt tiền thoáng đãng hướng ra các trục đường giao thông chính và hết sức thuận lợi. Nó không chỉ nằm ở vị trí trung tâm các thành phố lớn mà còn là vị trí thuận lợi nhất của các chung cư cao cấp.
Một trong những mục đích chính của shophouse là để kinh doanh, buôn bán. Vì vậy, nó phải nằm ở tầng trệt và mặt tiền dễ nhận biết để thu hút được khách hàng. Có như vậy, hoạt động kinh doanh mới có thể diễn ra thuận lợi và đảm bảo được nguồn doanh thu.
Thông thường, các chủ dự án sẽ cho xây dựng shophouse ở các vị trí thuận tiện lên xuống tòa nhà chung cư, có bãi đỗ xe hợp lí. Đây là một trong những yếu tố thu hút được khách hàng trong tòa nhà cũng như các khu vực lân cận.
– Thiết kế thông minh, tiện lợi
Nhằm đáp ứng được cả hai mục đích là nhà ở và cửa hàng kinh doanh, shophouse có thiết kế vô cùng thông minh, đem lại sự tiện lợi cho những người sở hữu.
Thiết kế thông thường của một shophouse là bao gồm 2 hoặc 3 tầng, với mỗi tầng là một chức năng phù hợp. Tầng 1 sẽ giành cho việc kinh doanh. Bạn có thể mở một quán cafe, shop quần áo hay nhà hàng. Với vị trí tại các khu dân cư sầm uất và tập trung giới thượng lưu, việc kinh doanh chắc hẳn sẽ thuận lợi.
Tầng 2 và tầng 3 sẽ dùng để ở, thậm chí có thể dùng để làm văn phòng cho các công ty. Các tầng sẽ được thông với nhau bằng cầu thang được xây dựng ở phía trong.
– Mang lại lợi nhuận lớn
Khi sở hữu một shophouse, bạn có thể cho thuê tầng 1 để kinh doanh và thu tiền thuê nhà hàng tháng. Hoặc bạn có thể tự kinh doanh ngay tại căn shophouse của mình mà không phải lo ngại về vấn đề chi trả tiền mặt bằng đắt đỏ hàng tháng.
Mua một căn shophouse đồng nghĩa với việc nó là của bạn và bạn có thể thoải mái kinh doanh. Và tất nhiên với vị trí đắc địa, việc kinh doanh sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho chủ sở hữu.
Nhược điểm của shophouse
– Giá thành cao
Nằm ở vị trí đắc địa với số lượng giới hạn và những tiện ích tuyệt vời thì đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua hoặc phải chi trả một khoản khá đắt để thuê hàng tháng.
– Số lượng hạn chế
Các căn shophouse với tiện ích vượt trội khi được đưa ra thị trường hầu hết đều nhanh chóng được mua sạch. Thậm chí như shophouse của Vingroup, có những đợt số người đăng kí quá nhiều, chủ đầu tư phải tiến hành bốc thăm để chọn ra chủ sở hữu.
– Về thời gian sở hữu là có hạn
Mặc dù được cấp sổ đỏ khi mua shophouse nhưng sổ đỏ đó cũng có thời hạn, thông thường thời hạn kéo dài khoảng 50 năm.
>> Có thể bạn quan tâm