Trồng cây vú sữa cỡ lớn như thế nào?

Cây Vú sữa là tên thân thuộc với mọi người

Tên khoa học: Chrysophyllum cainino.

Thuộc Hồng xiêm: (Sapotaceae), (trước đây vú sữa được coi là thuộc bộ Thị: Ebenales).

Nguồn gốc của cây vú sữa

Cây vú sữa có nguồn gốc ở đảo Antilles và châu Mỹ nhiệt đới. Đây là loại cây trồng lớn nhanh, thân dẻo, tán lá rộng, chiều cao lên tới từ 10 – 15 mét. 

Cây Vú Sữa là cây thường xanh, có lá mọc so le, hình ô van đơn, mép liền, dài 5–15 cm; mặt dưới bóng như màu vàng khi nhìn từ xa. Các hoa nhỏ màu trắng ánh tía và có mùi thơm ngát. Hoa cây Vú Sữa là loại hoa lưỡng tính.

Trái vú sữa to khoảng một nắm tay, da màu xanh, khi chín chuyển sang màu hồng nhạt, ăn rất ngon. Cây vú sữa còn được đưa vào danh mục cây trồng làm cảnh trong khu nhà biệt thự của các thành phố.

Lá của vú sữa là thường xanh, mọc so le, hình ôvan đơn, mép liền, dài 5–15 cm; mặt dưới bóng như màu vàng khi nhìn từ xa. Các hoa nhỏ màu trắng ánh tía và có mùi thơm ngát. Cây vú sữa là loại cây lưỡng tính (tự thụ phấn).

Cách trồng cây vú sữa:

Vú sữa có thể trồng quanh năm, nên trồng vào đầu mùa mưa để có thể tăng tỷ lệ sống.

Tiến hành đào hố trước lúc trồng từ 20 – 30 ngày kích thước hố rộng  45- 50cm, sâu 25- 30cm,  mỗi hố bón 15- 20kg phân hữu cơ, 100gam DAP, 200 – 300g super lân và 5 – 10g Basudin 10H  các lọai phân này được trộn đều với lớp đất mặt sau đó cho vào hố trồng.

Cách trồng: Đặt bầu cây Vú sữa thằng đúng, mặt bầu ngang với mô đất trồng, cắt bỏ võ bầu lấp đầy hố bằng hỗn hợp trên, nét chặt, cắm cọc cố định cây và tưới nước.

Sau khi trồng trong giai đọan đầu cần che bóng cho cây hạn chế bớt ánh sáng  mặt trời chiếu trực tiếp đến câytrong thời gian 1 – 2 năm đầu.

 Do rễ cây vú sữa ăn nông nên nhiệt độ của đất cao sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ nên cần phải tủ gốc cho cây lằng rơm rạ, lá mục…để giữ ẫm cho đất . Khi tủ gốc cần tủ cách gốc 30 – 50cm.

Bón phân cho cây vú sữa: Trong năm đầu tiên tưới 20 – 30g phân DAP hòa trong 20 lít nước tưới cho cây. Từ năm thứ 2 trở đi lượng phân bón trong năm là 2 kg  phân urê + DAP + NPK (20-20-15) với tỷ lệ 1-1-1 chia làm 4 lần bón trong năm và cách nhau 3 tháng lần.

Phòng trừ sâu bệnh: Cây Vú sữa có các loại sâu bệnh hại chính như: sâu đục quả, sâu ăn bông, sâu đục cành và rệt sáp. Cần phát hiện sớm và dùng thuốc đặc trị.

Người ta thường bán cây vú sữa cỡ lớn quanh năm để phục vụ tới cách thiết kế ngoại thất đô thị hiện đại ngày nay.

Xem thêm:

https://chungcuvanphong.net/ung-dung-cua-cay-loc-vung-trong-thiet-ke-canh-quan/

https://chungcuvanphong.net/nen-chon-cay-phuong-tim-hay-cay-mit-de-trong-lay-bong-mat/

Bài viết mới

Bài viết liên quan

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here